“Quẳng gánh lo đi vui sống” là cuốn sách kinh điển của Dale Carnegie. Cuốn sách giúp bạn đập tan mọi lo lắng, muộn phiền trong cuộc sống để có được một cuộc sống thanh thản, ung dung, tự tại hơn. Hôm nay mình xin trích một đoạn trong cuốn này gửi đến các bạn đọc của blog.
Hẳn bạn rất muốn biết cách kiếm tiền ở phố Wall? Có hàng triệu người khác cũng như bạn và giá tôi biết câu trả lời. Tuy nhiên, tôi cũng có một cách khá hay vẫn được các nhà đầu tư chứng khoán thành công sử dụng. Chính Charles Roberts, một nhà Cố vấn đầu tư, đã mách cho tôi trong khi kể câu chuyện của anh.
“Khi mới rời Texas đến New York, tôi được bạn bè gửi gắm 20.000 đô-la để đầu tư chứng khoán. Lúc ấy, tôi cứ ngỡ mình khả rành về thị trường, vậy mà sau này thua lỗ đến không còn một đồng. Sự thật thì tôi cũng kiếm được khá nhiều trong một vài thương vụ, nhưng cuối cùng vẫn là trắng tay.
Nếu đánh mất tiền của mình thì chẳng sao nhưng đây lại là của bạn bè nên tôi cảm thấy vô cùng áy náy, dẫu biết rằng SỐ tiền ấy cũng không lớn lắm đối với họ. Tôi thật sự lo lắng Với nghi phải đối diện với bạn bè sau vụ đầu tư thất bại ấy, nhưng thật ngạc nhiên, họ không những tỏ ra thông cảm mà còn thể hiện là những con người lạc quan và Song bằng cách tiếp tục gửi tiền cho tôi đầu tư.
Tôi biết mình đã làm ăn theo kiểu được ăn cả, ngã về không; cũng như dựa dẫm quá nhiều vào may rủi và quan điểm của người khác. Tôi đã buôn chứng khoán bằng tại chứ không phải bằng đầu, thấy mọi người làm sao thì cũng chạy theo làm vậy. Tôi bắt đầu xem xét lại các sai lầm của mình, và quyết định sẽ chỉ đầu tư trở lại sau khi đã tìm hiểu thật ký thị trường. Vậy là tôi tìm đến làm quen với một trong những nhà đầu tư chứng khoản thành công nhất từ trước tới nay: Burton S. Castles, hy vọng có thể học hỏi được nhiều điều từ con người vốn nổi danh Với những thành công liên tiếp hết năm này sang năm khác này. Một sự nghiệp như thế không thể nào chỉ là kết quả của vận may tình cờ.
Đầu tiên, Castles hỏi đôi chút về cách tôi đầu tư chứng khoán, sau đó tiết lộ một quy tắc mà tôi cho là tối quan trọng trong nghề này. Ông nói: “Tôi luôn đặt một lệnh dừng lỗ trong mọi giao dịch của mình. Nếu mua một loại Cổ phiếu nào đó, chẳng hạn với giá 50 đô-la thì tôi sẽ đồng thời đặt một lệnh bản dừng lỗ ở mức 45 đô-la. Nghĩa là, nếu giá cổ phiếu này sụt giảm quá 5 điểm SO VỚi chi phí mua ban đầu thì nó sẽ được tự động bán ra để khoản lỗ tối đa chỉ giới hạn ở mức sụt giảm 5 điểm.
Burton S. Castles nói tiếp: ‘Nếu ngay từ đầu đã thực hiện được một giao dịch khôn ngoan thì lợi nhuận trung bình của cậu sẽ ở mức 10, 25, thậm chí 50 điểm. Do đó, Với cách giới hạn khoản lỗ ở mức sụt giảm 5 điểm, cậu vẫn có thể kiếm được nhiều tiền dù đã thua trong quá nửa thời kỳ.
Tôi lập tức áp dụng quy tắc của Burton S. Castles và vẫn tiếp tục cho đến tận bây giờ. Nó đã giúp tôi và các khách hàng của mình tránh khỏi thất thoát hàng nghìn đô-la. Một thời gian sau, tôi nhận ra quy tắc này không chỉ có tác dụng trong phạm vi thị trường chứng khoán mà còn hiệu quả trong các lĩnh vực khác của đời sống. Tôi bắt đầu đặt các lệnh dùng với mọi chuyện phiền toái và bực dọc của mình. Kết quả thật kỳ diệu!
Chẳng hạn, tôi thường hẹn ăn trưa với một người bạn hiếm khi đúng giờ. Anh ấy thường bắt tôi phải chờ dài cổ đến hết nửa giờ ăn rồi mới xuất hiện. Cuối cùng, tôi kể cho anh ấy nghe về Các lệnh dừng đối với nỗi lo lắng và bảo: “Bill này, tôi đặt lệnh dùng cho việc chờ đợi anh trong giới hạn 10 phút. Nếu anh còn đến muộn hơn 10 phút thì cuộc hẹn ăn trưa của chúng ta sẽ kết thúc và tôi sẽ không ngồi nán lại đợi anh nữa đâu”.
Ôi! Giá như trước kia tôi sớm khôn ngoan để đặt các “lệnh dừng” với bản tính thiếu kiên nhẫn, nóng nảy và ngoan cố của tôi. Giá mà tôi đủ khôn ngoan để đặt các lệnh dừng” với những Căng thẳng tinh thần và cảm xúc, cũng như những hối tiếc của mình.Sao tôi không có lấy một chút tỉnh táo để đánh giá đúng đắn tình huống đang làm mình bất an, rồi tự nhủ rằng Dal Carnegie, lo lắng như thế là quá đủ rồi, dừng lại thôi!”… Sao tôi không làm được thế cơ chứ?