Nếu một năm trước bạn hỏi mình câu hỏi này, câu trả lời của mình là “Không cần đâu. Tại sao phải xuống tận timeframe giây để giao dịch chứ.? M1 là timeframe thấp nhất rồi.”
Nhưng tại thời điểm này, khi mình đã xây dựng được một hệ thống giao dịch tốt, khi tất cả các timeframe đều là fractal (giống nhau) thì mình thấy rằng việc giao dịch ở timeframe giây nó thật sự an toàn và giúp mình mở và thoát lệnh rất nhanh, đạt được mục tiêu sớm.
Do mình là một full-time trader nên mình đặt cho mình những quy tắc giao dịch riêng cho phù hợp. Chẳng hạn như mình chỉ giao dịch 3 tiếng ở phiên London (bắt đầu từ 14 giờ và kết thúc lúc 17 giờ). Trong khoảng thời gian này, mình đã thống kê và thấy rằng hầu như ngày nào cũng có setup để giao dịch. Mình cũng chỉ giao dịch một cặp tiền duy nhất (đó là cặp EURUSD). Việc này cũng giúp mình không mất nhiều thời gian để phân tích biểu đồ trước khi giao dịch và nó cũng giúp mình tập trung hơn.
Mình thường sử dụng các timeframe như Daily, H4, M15, M1 và 5s. Nhưng do mình giao dịch lướt sóng ngắn (scalping, intraday) nên mình chỉ tập trung vào phân tích M15, M1 để tìm xu hướng và vào lệnh ở timeframe 5s. Giờ đây timeframe 5s là timeframe không thể thiếu trong phương pháp giao dịch của mình.
Có một số bạn cũng nói rằng sợ giao dịch ở timeframe giây vì không đặt lệnh kịp, không theo kịp diễn biến của giá, không đọc được cấu trúc, rủi ro khi mức stoploss quá nhỏ. Mình thấy ý kiến này cũng rất đúng. Bạn không cần phải giao dịch ở timeframe giây như mình. Bạn hãy chọn timeframe nào mà cảm thấy thoải mái nhất, cảm thấy đủ an toàn thì hãy giao dịch ở timeframe đó. Còn với mình thì timeframe giây nó cho mình thêm một lớp áo giáp để giúp bảo vệ an toàn hơn.
Tóm lại, sẽ không có đúng hay sai khi chúng ta chọn bất kỳ timeframe nào để giao dịch. Mục đích của việc giao dịch là kiếm được lợi nhuận. Vậy bạn hãy chọn cho mình timeframe phù hợp với phong cách giao dịch, hệ thống giao dịch cũng như cuộc sống của bạn để đảm bảo sự thoải mái, an toàn và kiếm được lợi nhuận. Chúc bạn thành công!